CHỈ NAM LIENTEH: CHĂM SÓC TẠI NHÀ KHI NHIỄM VI-RÚT COVID-19

Date:2021-08-04 Views: 696 Times
Contents hide

Mục đích biên dịch

Muốn cung cấp những kiến thức chăm sóc sức khỏe cho những người dân phổ thông không được tiếp cận với các nguồn lực y tế để nâng cao tỷ lệ sống sót ở các quốc gia và khu vực kém phát triển trong thời kỳ đại dịch mới toàn cầu này.

Chỉ nam này chỉ là chỉ dẫn tạm thời, trong trường hợp bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức y tế, vui lòng không thảm khảo chỉ dẫn này.

  • Từ khóa: Viêm phổi do vi-rút Corona, cách tự chăm sóc sức khỏe ở những vùng không có điều kiện y tế
  • Mục đích khởi xướng: về LianTeh(LienTeh.net)
  • Bản quyền: CC BY-NC-SA 4.0

Triêu mộ tình nguyện viên

  1. Phiên dịch

【Vietnamese】Tài liệu này đã được dịch bằng tay một lần, và phiên dịch không phải chuyên gia y khoa.

  1. Hiệu đính

Chúng tôi mong rằng sẽ có càng nhiều nhà chuyên môn chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong bản chỉ nam này và bổ sung càng nhiều hơn những phương pháp có thể thực hiện được.

  1. Liên hệ với chúng tôi

Email: care@lienteh.net


CHẨN ĐOÁN: LÀM SAO ĐỂ PHÁN ĐOÁN LÀ ĐÃ BỊ MẮC BỆNH HAY CHƯA?

Chẩn đoán thời ký ủ bệnh (trước khi phát bệnh)

  1. Kiểm tra nguồn gây bệnh học: xét nghiệm axit nucleic vi-rút Corona ( xem có bị dương tính không? )
  2. Kiểm tra huyết thanh học: xét nghiệm kháng thể IgM đặc hiệu với vi-rút Corona ( xem có bị dương tính không? )

Chẩn đoán sau khi phát bệnh

  1. Kiểm tra nguồn gây bệnh học: xét nghiệm axit nucleic vi-rút Corona ( xem có bị dương tính không? )
  2. Kiểm tra huyết thanh học: xét nghiệm kháng thể IgM đặc hiệu với vi-rút Corona ( xem có bị dương tính không? )
  3. Kiểm tra hình ảnh lồng ngực học: X- quang bệnh lý ( phổi có bị đông đặc không, có bị tràn dịch màng phổi hiếm gặp không, hình ảnh tim có bị to lên và phổi có bị phù nề không? )

Đối với những khu vực không có điều kiện kỹ thuật, chủ yếu dựa vào các đặc điểm sau để phán đoán xem có phải bị nhiễm vi-rút Corona hay không:

Chẩn đoán lịch sử dịch tễ học

  1. Tiền sử cư trú hay đi lại trong vùng có ghi nhận ca mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi phát bệnh;
  2. Tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân bị mắc Covid hoặc bệnh nhân bị nhiễm Covid nhưng không có triệu chứng trong vòng 14 ngày trước khi phát bệnh;
  3. Tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân có triệu chứng sốt hoặc các triệu chứng hô hấp trong khu vực có ghi nhận ca mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi phát bệnh;
  4. Phát bệnh tính tập thể (xuất hiện 2 hoặc nhiều trường hợp sốt và / hoặc các triệu chứng về đường hô hấp ở những phạm vi nhỏ như nhà, văn phòng, lớp học,... trong vòng 14 ngày qua)

Chẩn đoán biểu hiện lâm sàng

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi nếu xuất hiện triệu chứng sốt và (hoặc) ho, kèm theo khó thở hoặc thở gấp, đau ngực hoặc tức ngực, hoặc không thể nói hay hoạt động, thì đều nên xem xét xem liệu có phải đã bị nhiễm vi-rút Corona rồi hay không.

  1. Các triệu chứng thường thấy nhất khi bị mắc Covid 19 là sốt và (hoặc) các triệu chứng về hô hấp, bao gồm:
  • Sốt (Fever)
  • Ho khan (Dry cough)
  • Mệt mỏi(Fatigue)
  1. Các triệu chứng khác ít gặp hơn nhưng có khả năng ảnh hưởng tới một số bệnh nhận bao gồm:
  • Mất vị giác hoặc khứu giác(Loss of taste or smell)
  • Nghẹt mũi (Nasal congestion)
  • Viêm kết mạc (hay còn gọi là bệnh mắt đỏ)(Conjunctivitis (also known as red eyes))Viêm họng
  • Đau đầu
  • Đau họng (Sore throat)
  • Đau cơ hoặc khớp(Muscle or joint pain)
  • Các loại mẩn da khác nhau(Different types of skin rash)
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa(Nausea or vomiting)
  • Tiêu chảy(Diarrhea)
  • Ớn lạnh hoặc chóng mặt(Chills or dizziness)
  1. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi bị  mắc Covid-19 bao gồm:
  • Thở gấp (Shortness of breath)
  • Chán ăn(Loss of appetite)
  • Không minh mẫn(Confusion)
  • Đau dai dẳng hoặc tức vùng ngực(Persistent pain or pressure in the chest)
  • Sốt (nhiệt độ cơ thể trên 38°C) (High temperature,above 38 °C)
  1. Các triệu chứng khác không thường gặp bao gồm:
  • Dễ cáu gắt(Irritability)
  • Ý thức không minh mẫn(Confusion)
  • Ý thức giảm sút ( đôi khi có liên quan tới chứng động kinh phát tác)Reduced consciousness (sometimes associated with seizures)
  • Lo lắng(Anxiety)
  • Ủ rũ, uể oải(Depression)
  • Rối loạn giấc ngủ(Sleep disorders)
  1. Các biến chứng thần kinh nghiêm trọng và hiếm gặp hơn, chẳng hạn như:
  • Trúng gió(strokes)
  • Viêm não(brain inflammation)
  • Mê sảng, thần chí thất thường, nói nhảm(delirium)
  • Tổn thương thần kinh(nerve damage)

PHÁN ĐOÁN CÁC TRIỆU CHỨNG NGHIÊM TRỌNG ( PHƯƠNG PHÁP KHÔNG NHỜ VÀO SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC THIẾT BỊ)

1.Xuất hiện thở gấp ( tần số hô hấp tăng nhanh, khó thở, bắt đầu cần sử dụng tới trợ thở)

Tần số hô hấp(Respiration rate,RR) : tần số hô hấp bình thường ở người trưởng thành là 16~20 lần/phút, tần số hô hấp bình thường ở trẻ em là 30~40 lần/phút, tần số hô hấp của trẻ em sẽ giảm dần khi độ tuổi tăng lên và giảm dần tới mức của người trưởng thành. Hệ số biểu thẻ đo định RR. 

Người trưởng thành ( trên 14 tuổi): xuất hiện thở gấp, RR≥30 lần/phút.

Trẻ em ( dười 14 tuổi) : xuất hiện thở gấp

  • <2 tháng tuổi, RR≥60 lần / phút
  • 2-12 tháng tuổi, RR≥50 lần / phút
  • 1 ~ 5 tuổi, RR≥40 lần / phút
  • >5 tuổi, RR≥30 lần / phút

2.Sốt cao kéo dài trên 3 ngày

  • Sốt ( nhiệt độ cơ thể trên 38°C)
  • Bị sốc
  • Suy hô hấp: kèm theo các chứng suy chức năng các cơ quan khác

CÁCH LY: CÁCH LY VÀ HOÀN THÀNH CÁCH LY, LẮP ĐẶT PHÒNG CÁCH LY?

CÁCH LY

Bệnh nhân bị mắc Covid-19 tiếp nhận chăm sóc sức khỏe tại nhà nên được cách ly trong một phòng riêng biệt. Nếu không thể thực hiện được điều này, hãy giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với bệnh nhân (nếu không có phòng riêng, có thể lắp đặt một phòng cách ly tạm thời bằng tấm nhựa).

Không được cho khách tới thăm nhà vào trong nhà, bệnh nhân và bất kỳ ai khác trong cùng một phòng đều phải đeo khẩu trang y tế.

Phòng cách ly riêng của bệnh nhân và không gian sử dụng chung phải được thông gió tốt và có thể mở của sổ trong trường hợp đảm bảo được sự an toàn.

LÀM SAO ĐỂ LẮP ĐẶT MỘT PHÒNG CÁCH LY TẠI NHÀ?

Cố gắng chọn các phòng có thể đáp ứng được các điều kiện sau đây để làm phòng cách ly:

  • Chọn phòng có cửa sổ, phòng mở cửa số để cho thông gió, mỗi ngày mở ra ít nhất 2 lần, mỗi lần ít nhất 30 phút.
  • Chọn phòng có nhà vệ sinh riêng biệt, nơi có thể cất giữ các vật dụng khử trùng.
  • Chọn phòng trong cùng trong tất cả các phòng ở trong nhà, tức là sẽ không phải đi qua phòng cách ly khi đi vào các phòng khác.
  • Chọn phòng không hướng ra đường, hướng có ít người qua lại. Phòng cách ly nên được dán cảnh báo trên cửa sổ hoặc bên ngoài cửa sổ, cũng như trên cửa ra vào: “Phòng cách ly Covid-19, không tới gần!” 
  • Ngoài những thiết bị ý tế ra, thì không để những vật dụng hàng ngày trong phòng, như quần áo,...

LẮP ĐẶT PHÒNG CÁCH LY

Mặc dù rất khó để thiết lập một phòng áp suất âm ở nhà, nhưng có thể thiết lập một phòng cách ly có ống khói trực tiếp.

Phòng đệm (Buffer chamber)

Lối vào phòng đệm:

Sử dụng vải nhựa hoặc các vật liệu mật độ cao khác để lắp đặt một phòng đệm không khí nhỏ ở lối vào của phòng cách ly. Vải ngăn "∏" giữa hai phòng nên được bịt kín hoàn toàn từ trên trần nhà xuống đất. Khi nhân viên y tế ra vào, họ đầu tiên phải mở lớp rèm thứ nhất, sau khi hạ lớp rèm thứ nhất xuống, sẽ mở tiếp lớp rèm thứ hai, để làm chậm luồng không khí lưu động khi đi ra đi vào. Phòng đệm còn là khu vực để nhân viên y tế mặc và tháo bỏ đồ bảo hộ, đặt giá treo quần áo, tủ bảo quản các đồ khử trùng, và bồn rửa tay.

Đệm ở cửa ra vào:

Đặt một tấm đệm có thể thấm chất lỏng trên sàn của phòng đệm không khí. Đệm có thể được làm bằng bông / vải lanh và các vật liệu khác. Bạn có thể phun "chất khử trùng Clo" (tham khảo: khử trùng môi trường) lên đệm để khử trùng đế giày.

Lắp đặt thêm một phòng đệm ở lối ra vào nhà vệ sinh:

Nếu bạn sống trong một tòa nhà và tòa nhà đó đã có bệnh nhân bị mắc COVID-19, hãy lắp đặt một phòng đệm ở lối vào nhà vệ sinh và khi cần đi vào nhà vệ sinh thì đều phải đeo khẩu trang. Ngoài ra, thông báo cho tất cả mọi người trong tòa nhà đều nên thực hiện theo như thế.

Sử dụng những vật liệu có mật độ cao để làm phòng đệm tạm thời(Temporary buffer chamber made of high density fabric)

Thải không khí định hướng (Directional exhaust)

Quạt điện lọc không khí định hướng:

Tìm một chiếc quạt điện gia đình để bàn làm quạt lọc không khí, tháo một mặt kính của cửa sổ theo đường chéo/sát phía dưới với cửa ra vào, lắp quạt phía trên cửa sổ và mặt trước (mặt có gió) hướng ra ngoài cửa sổ, dùng keo trong suốt hoặc vật liệu tương tự để bịt kín lỗ thoát khí cửa sổ, cắm quạt vào nguồn điện và điều chỉnh về mức chậm nhất.

Lọc không khí định hướng Venturi

Nếu bạn không có quạt điện, bạn có thể áp dụng hiệu ứng Venturi để lắp đặt thiết bị lọc không khí định hướng. Như trong hình dưới đây: hệ thống NPED làm bằng vỏ chai coca bỏ đi và bìa cứng, đầu chai là cửa thoát khí và hướng ra ngoài cửa sổ. Nếu có điều kiện, bạn có thể làm hệ thống NPED 2 mặt, một mặt đặt ở cửa sổ hướng đầu gió để khí đi vào, còn mặt kia đặt ở cửa sổ ở phía cuối gió để thoát khí, để đẩy nhanh tốc độ lưu thông không khí trong phòng cách ly. Hệ thống NPED cũng có thể làm giảm nhiệt độ trong phòng ở các khu vực nhiệt đới.

Lắp đặt hệ thống lọc không khí Venturi(Narrow pipe exhaust device,NPED)

HOÀN THÀNH CÁCH LY: BÊNH NHÂN MẮC COVID-19 NÊN ĐƯỢC CÁCH LY TẠI NHÀ TRONG BAO LÂU?

Bệnh nhân bị mắc COVID-19 tiếp nhận chăm sóc sức khỏe tại nhà nên duy trì cách ly. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng nên tiến hành cách ly ít nhất 10 ngày kể từ ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng cho đến khi được chữa khỏi, sau đó cách ly thêm 3 ngày sau khi hết triệu chứng. Tiêu chuẩn hoàn thành cách ly:

  1. Thân nhiệt trở lại bình thường trên 3 ngày: không sốt
  2. Các triệu chứng về hô hấp được cải thiện đáng kể: không còn các triệu chứng về hô hấp

Nếu có thiết bị kỹ thuật y tế:

  1. Kiểm tra hình ảnh lồng ngực học cho thấy các tổn thương tràn dịch cấp tính được cải thiện đáng kể.
  2. Hai lần xét nghiệm acid nucleic liên tiếp đều cho kết quả âm tính ( thời điểm các lần lấy mẫu xét nghiệm cách nhau ít nhất 24 tiếng ).
  3. Những bệnh nhân không có triệu chứng nên được cách ly ít nhất 10 ngày sau khi xét nghiệm axit nucleic cho kết quả dương tính.

KHỬ TRÙNG: NHÂN VIÊN Y TẾ TỰ PHÒNG HỘ, KHỬ TRÙNG MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ

YÊU CẦU CƠ BẢN PHÒNG HỘ Y TẾ

1. Nhân viên y tế:

Chỉ đạo một nhân viên y tế độc lập, chỉ nhân viên y tế này mới có thể tiếp xúc với bệnh nhân. Nếu có thể, giới hạn số lượng nhân viên y tế là những người không mắc bệnh nền.

2. Những đồ dùng hàng ngày riêng của bệnh nhân:

Người bệnh chuẩn bị riêng một bộ bát, đũa, bình, cốc, chăn ga gối đệm ... và chia bữa ăn. Những đồ dùng của người bệnh chỉ do người bệnh sử dụng và vệ sinh riêng. Nếu không có chất khử trùng chứa Clo (tham khảo thêm 3.3.2), thì sử dụng một nồi riêng đun nước sôi để khử trùng những đồ dùng đó.

3. Phương pháp khử trùng bằng cách đun sôi:

Sử dụng nước sôi 100℃ đun sôi trong 10 phút (min) để khử trùng các vật dụng cần thiết hàng ngày của bệnh nhân. Phương pháp này thông thường sử dụng để khử trùng các dụng cụ ngoại khoa, ống dẫn y tế và kim tiêm, nước uống và dụng cụ ăn uống.

YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ

1.Các loại phương tiện phòng hộ cá nhân

 Nhân viên y tế khi vào khu vực cách ly phải trang bị các thiết bị bảo hộ sau:

  1. Khẩu trang y tế có khả năng lọc trên N95 (phương án thay thế: dùng gạc hoặc vải cotton để làm khẩu trang, số lớp khoảng 18 lớp)
  2. Kính bảo hộ (phương án thay thế: kính bơi)
  3. Tấm che mặt bảo hộ (phương án thay thế: mũ bảo hiểm xe máy)
  4. Quần áo bảo hộ y tế (phương án thay thế: quần áo mưa ni lông)
  5. Găng tay cao su nitrile dùng một lần (phương án thay thế: găng tay cao su rửa bát)
  6. Giày lao động chuyên dụng ( ủng cao su) (phương án thay thế: ủng đi mưa)
  7. Bao giầy chống thấm nước (phương án thay thế: túi đựng rác ni lông)

Khi áp dụng các phương pháp thay thế, hãy quấn găng tay, áo mưa, bao giầy,...bằng băng dính để không để hở bất kỳ chỗ nào.

2.Trình tự mang phương tiện phòng hộ cá nhân

Nhân viên y tế và bệnh nhân không được chạm vào mặt trong suốt quá trình khi ở trong cùng một phòng. Vứt bỏ khẩu trang và rửa tay ngày sau khi rời khỏi phòng.

  1. Cởi bỏ quần áo và phụ kiện cá nhân, mặc áo choàng phẫu thuật và giày lao động dễ giặt (nhựa hoặc cao su) trong khu vực sạch sẽ (phương án thay thế:  phòng khách ở nhà và những không gian sử dụng chung khác, áo dài quần dài chuyên dụng.)
  2. Đi vào khu vực mang phương tiện phòng hộ cá nhân (phương án thay thế: phòng tắm tại nhà)
  3. Vệ sinh tay sạch sẽ (phương án thay thế: rửa tay bằng xà phòng và nước)
  4. Đội mũ lao động dùng một lần (phương án thay thế: sử dụng túi nhựa dùng một lần để che tóc và tai)
  5. Mang khẩu trang bảo hộ y tế; (phương án thay thế: dùng gạc hoặc vải bông để làm khẩu trang, số lớp khoảng 18 lớp)
  6. Đeo găng tay y tế dùng một lần (latex hoặc nitrile) (phương án thay thế: găng tay cao su rửa bát)
  7. Mặc quần áo phòng hộ quần liền áo và mũ chống thấm dùng một lần ( khi cần thiết có thể mang thêm tạp dề chống nước ) (phương án thay thế: ủng đi mưa)
  8. Mang bộ ủng chống thấm nước dùng một lần, khi cần thiết có thể mang thêm ủng chống thấm (phương án thay thế: ủng đi mưa)
  9. Mang tấm che mặt bảo hộ dùng một lần (phương án thay thế: mũ bảo hiểm xe máy)
  10. Đeo găng tay cao su nitrile dài dùng một lần (phương án thay thế: găng tay cao su rửa bát)

3.Trình tự tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

Khu vực phòng đệm được sử dụng làm khu vực thảo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân. Tại khu vực thảo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân chuẩn bị 2 thùng nhựa chuyên dụng có nắp đậy. Phương tiện phòng hộ cá nhân sau khi được tháo bỏ, cho phương tiện phòng hộ cá nhân sử dụng một lần vào một thùng và cho thiết bị cần tái sử dụng lại vào thùng kia.

  1. Khử trùng găng tay nitrile dài dùng một lần (trước khi ra khỏi phòng cách ly: 1. Rửa toàn bộ tay bằng bột tan (Talcum powder), 2. Rửa hai tay bằng nước muối sinh lý. Nồng độ của nước muối sinh lý đều là 0,9%, tức là trong 100ml nước sinh lý chứa 0,9g natri clorua.)
  2. Sau khi rời khỏi phòng cách ly, đi vào khu vực tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân được lót bởi các miếng đệm chống thấm dùng một lần; (phương án thay thế: vùng đệm là khu vực tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân)
  3. Tháo găng tay cao su nitrile dài dùng một lần
  4. Khử trùng găng tay y tế dùng một lần ( giống 1 ở trên)
  5. Tháo bỏ tấm che mặt bảo hộ dùng một lần
  6. Cởi bộ quần áo phòng hộ quần liền áo và mũ chống thấm dùng một lần ( cởi tạp dề chồng thấm trước) và bộ ủng chống thấm nước dùng một lần ( hoặc ủng chồng thấm phòng hộ)
  7. Khử trùng găng tay y tế dùng một lần (giống 1 ở trên)
  8. Tiếp theo khử trùng giày lao động dễ giặt (giống 1 ở trên)
  9. Khử trùng găng tay y tế dùng một lần (giống 1 ở trên)
  10. Tháo găng tay y tế dùng một lần (giống 1 ở trên)
  11. Khử trùng tay (giống 1 ở trên)
  12. Đeo găng tay y tế sử dụng một lần
  13. Tháo khẩu trang phòng hộ y tế
  14. Cởi mũ lao động dùng một lần;
  15. Cuộn cẩn thận đệm chống thấm sử dụng một lần lại, bỏ vào túi rác;
  16. Khử trùng tay ( giống 1 ở trên)
  17. Tháo găng tay y tế dùng một lần (giống 1 ở trên)
  18. Vệ sinh tay; (phương án thay thế: sử dụng nước muối sinh lý/ xà phòng và nước để rửa, phun cồn khử trùng nồng độ 75%;
  19. Mặc vào quần áo phẫu thuật và giày lao động, rời khỏi khu vực thảo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân.

Rác thải y tế dùng một lần cần được xử lý bằng công nghệ tiệt trùng hơi nước ở nhiệt độ cao, thông thường thống nhất đặt trong thùng thép không rỉ chuyên dụng. Đẩy thùng này vào tủ tiệt trùng nhiệt độ cao, xử lý tiệt trùng dưới môi trường áp suất cao nhiệt độ cao, áp suất 220 kPa và nhiệt độ 134 độ C trong vòng 45 phút. Mũ bảo hiểm, kính bảo hộ và các thiết bị khác cần được làm sạch bằng cách ngâm với chất khử trùng có chứa Clo (1000mg / L), phơi khô trước khi sử dụng.

Phương pháp thay thế: các túi nhựa dùng một lần đã qua sử dụng sử dụng lò đốt thiêu hủy chuyên dụng, còn những phương tiện phòng hộ cá nhân cần tái sử dụng thì sử dụng nồi chuyên dụng xử lý đun sôi trong vòng 45 phút. Các thiết bị như mũ bảo hiểm không thể đun sôi cần được xịt cồn khử trùng và phơi nắng 45 phút.

KHỬ TRÙNG MÔI TRƯỜNG

1.Đèn UV (nếu có)

Khử trùng môi trường: khoảng cách hiệu quả không quá 2m, thời gian 30-60 phút. Bắt đầu tính thời gian kể từ khi đèn sáng khoảng 5 - 7 phút, do bóng đèn cần được làm nóng trước nên cần một thời gian nhất định để ôxy trong không khí bị ion hóa tạo ra ô-zôn.

Khử trùng vật phẩm: dưới khoảng cách hiệu quả 25-60cm, thời gian chiếu xạ là 20-30 phút

2.Chất khử trùng chứa Clo

  1. Vệ sinh ướt hàng ngày các phòng cách ly và các phòng khác (phun nước trên mặt đất, không được hất bụi lên).
  2. Lau nhà vệ sinh, ghế ngồi, tay nắm cửa, bề mặt đồ đạc, mặt bàn,... bằng chất khử trùng có chứa Clo (500mg / L).
  3. Phun chất khử trùng Clo (500mg / L) lên thảm trải sàn trong khu vực đệm.

Chất khử trùng có chứa Clo, bao gồm:

  • Dung dịch khử trùng 84: được pha chế bằng natri hypoclorit (NaClO), với nồng độ từ 5,5% đến 6,5%, kiến nghị ưu tiên sử dụng axit hipoclorơ, có thể dùng để khử trùng không khí trong nhà, tay, da, niêm mạc và bề mặt của thiết bị cấp nước thứ cấp.
  • Chất lỏng pha với bột tẩy trắng (phương pháp thay thế: không tiếp xúc với da)
  • Hoặc bột khử trùng có chứa Clo khác, viên nén sủi bọt chứa Clo, v.v.

Phạm vi sử dụng:

  • Bề mặt của các đồ vật thông thường: Có thể sử dụng chất khử trùng có nồng độ Clo hữu hiệu 250-500mg / L khi tiến hành khử trùng dự phòng, có thể lau, ngâm và phun xịt lên bề mặt các loại đồ vật sạch khác nhau trong vòng 10-30 phút. Đối với bề mặt vật thể bị nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm có thể tiến hành lau, ngâm, phun và khử trùng bằng chất khử trùng có nồng độ Clo hữu hiệu 1000-2000mg / L trong vòng10-30 phút; khi bề mặt vật thể bị dính máu, chất nhầy, và các vật hữu cơ khác có thể nâng cao nồng độ Clo hữu hiệu của chất khử trùng lên tới mức 2000-1000mg / L.
  • Dụng cụ ăn uống: khử trùng phòng ngừa không được khuyến khích. Trên cơ sở làm sạch, các dụng cụ ăn uống có thể được ngâm và khử trùng bằng chất khử trùng có nồng độ Clo hữu hiệu 250mg / L trong vòng 20 phút. Sau khi khử trùng, rửa lại chất khử trùng còn sót lại bằng nước sạch.
  • Đồ vải: có thể sử dụng nồng độ Clo hữu hiệu 250-400mg / L khi tiến hành khử trùng phòng ngừa. Ngâm đồ vải hoàn toàn với dung dịch khử trùng trong 20 phút, sau khi khử trùng, rửa lại chất khử trùng còn sót lại bằng nước sạch. Đối với việc khử trùng đồ vải bị nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm, có thể sử dụng chất khử trùng có nồng độ Clo hữu hiệu 500 mg / L, ngâm hoàn toàn đồ vải trong 30 phút. Sau khi khử trùng, rửa lại chất khử trùng còn sót lại bằng nước sạch.
  • Trái cây và rau củ: khi tiến hành khử trùng dự phòng, đầu tiên nên rửa sạch trái cây và rau củ trước, sau đó ngâm và rửa chúng bằng chất khử trùng có nồng độ Clo hữu hiệu 100-200mg / L trong vòng10 phút, sau khi khử trùng, rửa sạch chất khử trùng còn sót lại bằng nước sạch.
  • Nước: Thêm một lượng chất khử trùng chứa Clo thích hợp (khoảng 0,5-10g) cho mỗi mét khối nước và sau 30 phút giữ Clo dư ở mức 0,3-05mg / L . Đối với khử trùng nước uống, chất lượng nước sau khử trùng phải đạt tiêu chuẩn nước uống.
  • Không khí: thông thường, ngoài dung dịch axit hypoclorơ ra thì không thể sử dụng các chất khử trùng khác để khử trùng không khí. Để loại bỏ nguồn ô nhiễm, đóng các cửa ra vào và cửa sổ, không cho ai ở trong phòng, sử dụng dung dịch axit hypoclorơ với nồng độ hữu hiệu 100mg / L, phối hợp với máy phun khí dung chuyên dụng để phun khử trùng, liều lượng theo 10-20ml / m³ của dung dịch gốc, phun khử trùng trong vòng 30 phút, sau đó có thể đưa không khí trong phòng vào sử dụng bình thường.
  • Tay: thông thường, ngoại trừ dung dịch axit hypoclorơ ra thì không thể sử dụng các chất khử trùng có chứa Clo khác để khử trùng tay. Sử dụng dung dịch natri hypochlorite với nồng độ hữu hiệu là 150 mg /L. Vệ sinh khử trùng tay: lấy vừa đủ chất khử trùng, để chất khử trùng bao phủ hoàn toàn hoặc ngâm một lúc bộ phận cần sát trùng trong vòng 1 phút; khử trùng tay phẫu thuật: sau khi rửa tay phẫu thuật, lấy một lượng thuốc sát trùng vừa đủ xoa đều hai bàn tay, cẳng tay và 1/3 vùng da dưới cánh tay trong vòng 3 phút.
  • Da và niêm mạc: thông thường, ngoại trừ dung dịch axit hypoclorơ ra thì không thể sử dụng các chất khử trùng có chứa Clo khác để khử trùng da và niêm mạc. Sử dụng dung dịch natri hypochlorite với nồng độ hữu hiệu là 100 mg / xịt lên khu vực cần khử trùng cho đến khi bao phủ đều; hoặc lau bằng tăm bông hoặc gạc vô trùng có tẩm chất khử trùng.

KHỬ TRÙNG CÁC VẬT DỤNG CỦA BỆNH NHÂN

1.Nhiệt kế, huyết áp kế, bình oxy và các thiết bị khác ( nếu có)

  • Ngâm hoặc lau nhiệt kế bằng cồn 75% trong 1 phút.
  • Đối với thiết bị không thể ngâm nước, hãy lau bằng cồn 75% trong 1 phút.

2.Đồ dùng hàng ngày của bệnh nhân

1) Rác thải của bệnh nhân: chẳng hạn như khăn giấy, nên cho vào túi kín trước khi vứt bỏ (thùng rác chuyên dụng và túi ni lông dùng một lần, tham khảo 2.4 để khử trùng).

2) Dụng cụ ăn uống riêng của bệnh nhân: đĩa, cốc, dụng cụ ăn, v.v., sử dụng các phương pháp dưới đây để khử trùng:

  • Ngâm khử trùng với chất khử trùng với nồng độ Clo hữu hiệu 250mg / L trong 20 phút, sau khi khử trùng, rửa lại chất khử trùng còn sót lại bằng nước sạch. hoặc,
  • Rửa bằng xà phòng, sau đó tráng lại bằng nước sạch, tiếp theo dùng nồi chuyên dụng, đun sôi ở nhiệt độ cao trong 10 phút.

3) Chăn ga gối và đồ vệ sinh cá nhân

Khăn tắm, ga trải giường và các loại đồ vải khác sử dụng chất khử trùng có nồng độ Clo hữu hiệu là 500 mg / L ngâm toàn bộ trong 30 phút. Sau khi khử trùng, rửa sạch chất khử trùng còn sót lại bằng nước sạch.

4)Chất thải bài tiết của bệnh nhân

Sử dụng thùng chuyên dụng để đựng, không được xả trực tiếp xuống cống.

  • Thông thường, dịch tiết loãng và / hoặc chất thải bài tiết của bệnh nhân có thể được khử trùng bằng cách trên mỗi 2000ml đổ thêm 50g bột tẩy trắng hoặc 2000ml dung dịch khử trùng với nồng độ Clo hữu hiệu là 20.000mg / L .
  • Chất thải bài tiết và chất nôn của bệnh nhân bị viêm phổi do vi-rút Corona có thể trên mỗi 2000ml đổ thêm 100g bột tẩy hoặc 4000ml dung dịch khử trùng có chứa Clo hữu hiệu (brom) 20000mg / L.
  • Đối với chất nhờn nhầy dính và / hoặc chất thải bài tiết có thể sử dụng chất khử trùng có nồng độ Clo hữu hiệu 50000mg / L. Theo 2 phần chất khử trùng, 1 phần chất nhờn nhầy dính và / hoặc chất thải bài tiết, trộn và khuấy, sau đó để yên trên 120 phút.

3.Trong phòng cách ly:

Những bề mặt mà bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc phải được làm sạch và khử trùng ít nhất mỗi ngày.

4.Nếu không có đủ chất khử trùng chứa Clo

Phương pháp thay thế:

  • Có thể xem xét đốt chất thải ở ngoài trời (lưu ý tránh xa nguồn nước).
  • Các vật dụng cần thiết hàng ngày và thiết bị bảo hộ cần được tái sử dụng, sử dụng nồi chuyên dụng đun sôi xử lý trong vòng 10 phút.
  • Đối với các thiết bị không thể đun sôi, có thể xịt cồn khử trùng và phơi nắng 45 phút.

XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Nếu ở địa phương không có hệ thống vệ sinh công cộng để xử lý các loại chất thải này, chuẩn bị một thùng hoặc đào một cái hố (lưu ý tránh xa nguồn nước), chuẩn bị một khu cách ly tiêu trùng ở bên trong, đặt chất thải đã qua xử lý vào, đậy thùng hoặc vùi xuống hố. Cấu trúc như sau:

  • Sau khi rắc vôi, đậy nắp thùng hoặc lấp đất lại
  • Đặt để: chất thải
  • Lớp trên cùng: vôi tôi (vôi sau khi trộn đều)
  • Lớp giữa thứ 1: lớp đá cuội (đá cuội cỡ nắm tay)
  • Lớp giữa thứ 2: lớp than (có thể tự cháy)
  • Lớp dưới cùng: cát mịn và sỏi (sỏi cỡ ngón tay)

Nếu ở địa phương có di thể của những người không may mắn gặp nạn, thì cần được xử lý tại chỗ, thiêu hủy hoặc chôn lấp theo phương pháp ở trên.


ĐIỀU TRỊ: CHĂM SÓC TIÊU CHUẨN

TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ THIẾT BỊ Y TẾ CHUYÊN DỤNG Ở NHÀ, CÁC NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC SẼ NHƯ SAU:

Cơ sở chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng

1.Nghỉ ngơi trên giường: bệnh nhân nằm tĩnh dưỡng trong phòng cách ly.

2.Đảm bảo dinh dưỡng và lượng nước

  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng: có thể uống nước đường
  • Cân bằng chất điện giải: có thể uống nước muối nhạt
  • Ăn uống nhạt: đảm bảo cung cấp protein, có thể ăn trứng hấp, nước ép rau củ quả, v.v.
  • Chất bổ sung: vitamin tổng hợp, hoặc vitamin C, chất bổ sung kẽm (zinc), chất bổ sung niacin (axit Nicotinic), v.v.

3.Kiểm tra nhiệt độ cơ thể: phạm vi nhiệt độ cơ thể bình thường là 36 độ 2 ~ 37 độ 3

  • Nhiệt kế thủy ngân đo dưới nách, thời gian đo khoảng 5 phút.
  • Nhiệt kế điện tử, tham khảo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
  • Trạng thái sốt cao: cứ cách 1-2 giờ đo thân nhiệt một lần, ghi lại thời gian và nhiệt độ khi đo.
  • Trạng thái không sốt cao: cứ cách mỗi 4 tiếng đo thân nhiệt một lần.

ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC

Danh sách thuốc được cung cấp phía dưới đây bao gồm những loai thuốc lâm sàng không bị hạn chế phê duyệt bởi các cơ quan quản lý y tế địa phương ở Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Danh sách thuốc này, có thể chưa được phê duyệt tại khu vực địa phương của bệnh nhân, hoặc không có cách nào để mua được loại thuốc đó, vì vậy danh sách sau đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Danh sách thuốc điều trị kháng vi-rút

Khuyến cáo không nên sử dụng nhiều hơn 3 loại thuốc kháng vi-rút cùng một lúc, và nên dừng các loại thuốc có liên quan khi xuất hiện các tác dụng phụ khó chịu. Đối với việc điều trị cho phụ nữ có thai cần phải xem xét số tuần tuổi của thai nhi, cố gắng chọn những loại thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi nhất, và xem xét xem có nên đình chỉ thai không, sau đó mới tiến hành điều trị và thông báo cho họ.

Các mục [1-6] dưới đây là các loại thuốc đã có mặt trên thị trường trong nhiều năm, giá cả và tính sẵn có tương đối cao, có thể sử dụng làm thuốc kháng vi-rút:

1.Interferon-alpha,IFN-α

Đối với người lớn, mỗi lần 5 triệu U hoặc liều lượng tương đương, pha thêm 2ml nước vô khuẩn tiêm (Sterile water for injection), mỗi ngày 2 lần, hít khí dung, liệu trình điều trị không quá 10 ngày;

2.Ribavirin + α-interferon (IFN-α, liều lượng giống ở trên)

Ribavirin 500mg / lần cho người lớn, truyền tĩnh mạch mỗi ngày 2 đến 3 lần, liệu trình điều trị không quá 10 ngày;

3.Ribavirin + Lopinavir/Ritonavir

Lopinavir/Ritonavir 200mg/50mg/viên cho người lớn, mỗi lần 2 viên, mỗi ngày 2 lần.

  • Thương hiệu thương mại Lopinavir / Ritonavir Kaletra (Kaletra), ngày 24 tháng 3 năm 2020, theo trang web FT Trung Quốc đưa tin, AbbVie sẽ từ bỏ bằng sáng chế Kaletra (Lopinavir / Ritonavir) để đối mặt với tình trạng thiếu cung ứng dược phẩm trước đại dịch COVID-19 toàn cầu.

Phối hợp sử dụng, Ribavirin (Ribavirin) 500mg / lần cho người lớn, truyền tĩnh mạch mỗi ngày 2 đến 3 lần, liệu trình điều trị không quá 10 ngày;

4.Chloroquine Phosphate

Dành cho người lớn từ 18 đến 65 tuổi. Đối với những người có cân nặng trên 50kg, sử dụng 500mg mỗi lần, hai lần một ngày, liệu trình trong vòng 7 ngày; đối với những người có cân nặng dưới 50kg, sử dụng 500mg mỗi lần vào ngày thứ nhất và thứ hai, hai lần một ngày, từ ngày thứ 3-7 mỗi lần sử dụng 500mg, mỗi ngày một lần ;

5.Arbidol

Người lớn 200mg, mỗi ngày 3 lần, liệu trình khồng quá 10 ngày.

6.Azithromycin

Ngày 19 tháng 3 năm 2020, nhóm của nhà khoa học Pháp Didier Raoulta đã được tạp chí khoa học bình phẩm cùng giới quốc tế International Journal of Antimicroiotics Agents chấp nhận và công bố trong một bài luận văn nghiên cứu lâm sàng, cho thấy Hydroxychloroquine sulfate có tác dụng đáng kể trong việc điều trị cho bệnh nhân COVID-2019.

Trong một thử nghiệm lâm sàng với 36 bệnh nhân mắc COVID-19 (6 người không có triệu chứng, 22 người có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên và 8 người có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới), tỷ lệ chuyển âm tính với vi rút từ dịch ngoáy mũi họng của bệnh nhân vào ngày thứ 6: kết hợp sử dụng hydroxychloroquine và azithromycin để điều trị là 100%; mà những bệnh nhân chỉ tiếp nhận đơn trị liệu hydroxychloroquine là 57.1%; ở nhóm đối chiếu là 12,5% (p <0,001), và so sánh với những bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh nhân có triệu chứng đạt được hiệu quả điều trị bằng thuốc đáng kể hơn.

Cải tiến lớn nhất của lần thử nghiệm lâm sàng này với những thử nghiệm trước đó là khi kết hợp với kháng sinh macrolide azithromycin, hiệu quả loại bỏ vi rút cao hơn rõ rệt, và thậm chí còn chuyển sang âm tính vào ngày thứ 3 sau khi gia nhập nhóm thử nghiệm, tới ngày thứ 6 thì chuyển âm tính hoàn toàn. Thời gian chuyển sang âm tính ngắn hơn nhiều so với các báo cáo trước đây (thời gian trung bình bệnh nhân COVID-19 Trung Quốc chuyển sang âm tính là 20 ngày, và thời gian dài nhất thậm chí là 37 ngày).

  • Liều lượng sử dụng Hydroxychloroquine là uống 200 mg, uống 3 lần một ngày, và sử dụng liên tiếp trong vòng 10 ngày.
  • Liều lượng sử dụng Azithromycin là vào ngày đầu tiên uống 500 mg và sử dụng 250 mg mỗi ngày từ ngày thứ hai đến ngày thứ tư.

Các mục [7-12] dưới đây là danh sách các loại thuốc tương đối mới, được nghiên cứu và phát triển đặc biệt để điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm vi-rút Corona, các mục [7-11] chủ yếu là các thuốc bào chế sinh học và thuốc bào chế tiêm, thường cần phải vận chuyển bằng dây chuyền lạnh và bảo quản trong tủ lạnh, mục [ 12] là thuốc bào chế để uống, có thể được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ thông thường.

7.Điều trị và phòng ngừa sau phơi nhiễm (PEP) bằng Ronapreve(Casirivimab&Imdevimab)

Tổ hợp thuốc Casirivimab&Imdevimab có tên gọi ở Mỹ là REGEN-COV, ở những khu vực và quốc gia khác thì có tên là Ronapreve.

Ngày 20 tháng 7 năm 2021, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã phê duyệt Ronapreve để điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ nhẹ đến trung bình thông qua truyền tĩnh mạch.

Ngày 30 tháng 7 năm 2021, FDA Hoa Kỳ đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho phương pháp kháng thể COVID-19 REGEN-COV: phòng ngừa sau phơi nhiễm (Post-exposure Prophylaxis, PEP) cho những nhóm người có nguy cơ cao mắc COVID-19 tiến triển thành nghiêm trọng, những người này không được tiêm chủng đầy đủ hoặc dự kiến sẽ không có đủ khả năng phản ứng miến dịch với việc tiêm chủng, đã tiếp xúc với những người bị nhiễm SARS-CoV-2, hoặc có nguy cơ cao tiếp xúc với người bị mắc bệnh do trong cùng một môi trường cơ sở xuất hiện những ca mắc (chẳng hạn như viện dưỡng lão hoặc nhà tù).

Đối với những người cần sử dụng đi sử dụng lại thuốc do bị phơi nhiễm liên tục, có thể sử dụng REGEN-COV một tháng một lần.

8. Remdesivir- loại thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị COVID-19 sau khi dịch bệnh này bùng phát.

Veklury (remdesivir) được Gilead dựa trên việc nghiên cứu kháng vi-rút của công ty phát minh ra. Veklury có hoạt tính kháng vi rút phổ rộng ở cả trong cơ thể và ngoài cơ thể của động vật, đồng thời có thể chống lại nhiều loại mầm gây bệnh mới xuất hiện khác, bao gồm vi rút Ebola, vi rút viêm phổi không điển hình, vi rút Marburg, hội chứng hô hấp Trung Đông và vi-rút SARS-CoV-2 gây ra bệnh viêm phổi.

Ngày 8 tháng 10 năm 2020 (giờ Hoa Kỳ), tạp chí Y học New England (NEJM) đã công bố kết quả cuối cùng quá trình nghiên cứu lâm sàng ACTT-1 giai đoạn 3 của Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID). Đây là một thử nghiệm mù kép, thử nghiệm đối chiếu giả dược (placebo), nghiên cứu loại thuốc kháng vi-rút Veklury đang được nghiên cứu bởi Gilead Sciences, dùng để điều trị cho các bệnh nhân trưởng thành nhập viện vì bị viêm phổi nhẹ hoặc nặng do vi-rút Corona . Bên cạnh các kết quả sơ bộ được công bố trên NEJM vào tháng 5 năm 2020, kết quả cuối cùng của thử nghiệm ACTT-1 đã cho thấy rằng trong nhiều lần đánh giá kết quả bệnh nhân bị viêm phổi do vi-rút Corona, so sánh với giả dược (placebo), Remdesivir đã biểu hiện được tính nhất quán, đem lại lợi ích đáng kể cho bệnh nhân về mặt lâm sàng. Kết quả cuối cùng của cuộc thử nghiệm cho thấy thời gian hồi phục của bệnh nhân được điều trị bằng Remdesivir cho hiệu quả điều trị nhanh hơn so với các báo cáo trước đây.

Gần 30 nhà máy dược phẩm trên khắp thế giới sản xuất phiên bản thông dụng của Remdesivir.

9.Sotrovimab

Trước đây được gọi là VIR-7831 hoặc GSK4182136, là một loại kháng thể đơn dòng đơn liều SARS-CoV-2 tính chất nghiên, nhắm mục tiêu vào Epitope bảo tồn của protein "đột biến", những Epitope này không có khả năng bị đột biến theo thời gian (có thể khó gây ra tính nhờn thuốc hơn). Sotrovimab kết hợp công nghệ Xtend của Xencor cũng được thiết kế để đạt được nồng độ cao trong phổi để đảm bảo sự thâm nhập tối ưu vào các mô đường thở bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2 và có khả năng kéo dài thời gian bán suy. Những dữ liệu lâm sàng trước đó chỉ ra rằng nó có thể ngăn chặn vi rút gây bệnh xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh và cũng có khả năng loại bỏ các tế bào bị nhiễm bệnh.

Ngày 26 tháng 5 năm 2021, công ty GlaxoSmithKline và công ty Vir Biotechnology thông báo rằng FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) sotrovimab để điều trị cho bệnh nhân trẻ em và người lớn (12 tuổi trở lên, cân nặng ít nhất 40 kg) bị mắc COVID-19 mức độ nhẹ và trung bình, những bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có nguy cơ cao tiến triển thành bị COVID-19 mức độ nặng (bao gồm nhập viện hoặc tử vong).

10.Etesevimab (LY-CoV555)

Etesevimab là một kháng thể trung hòa đơn dòng tái cơ cấu toàn nguồn lực, liên kết đặc biệt với vùng liên kết của thụ thể protein đột biến bề mặt SARS-CoV-2 và có thể ngăn chặn hiệu quả sự liên kết của vi rút với thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào chủ. Nhóm nghiên cứu và phát triển đã đưa ra các đột biến điểm trong kháng thể IgG1 tự nhiên của con người để loại bỏ các tổn thương mô và những phản ứng không tốt khác.

11.Bamlanivimab (JS016 hoặc LY-CoV016)

Bamlanivimab là một kháng thể đơn dòng IgG1 trung tính, hiệu quả cao nhằm vào protein đột biến của SARS-CoV-2. Mục đích của việc nghiên cứu là ngăn chặn vi rút bám và xâm nhập vào tế bào của cơ thể, từ đó trung hòa vi rút, tiềm ẩn khả năng phòng ngừa và điều trị COVID-19. Bamlanivimab là một kháng thể được xác định trong một mẫu máu được thu thập từ nhóm những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Hoa Kỳ.

vào tế bào của cơ thể, từ đó trung hòa vi rút, tiềm ẩn khả năng phòng ngừa và điều trị COVID-19. Bamlanivimab là một kháng thể được xác định trong một mẫu máu được thu thập từ nhóm những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Hoa Kỳ.

Ngày 9 tháng 2 năm 2021 (Giờ miền Đông Mỹ), công ty Eli Lilly and Company thông báo rằng FDA Hoa Kỳ đã cấp phép phương pháp kết hợp kháng thể trung hòa: bamlanivimab (LY-CoV555) 700 mg với etesevimab (JS016 hoặc LY-CoV016) 1400 mg cho phép được sử dụng khẩn cấp (EUA ) để điều trị cho những bệnh nhân bị măc COVID-19 mức độ nhẹ và trung bình từ 12 tuổi trở lên có nguy cơ cao tiến triển sang mức độ nặng hoặc nguy cơ cao phải nhập viện.

  • Việc sử dụng riêng Bamlanivimab đã được cho phép ở nhiều quốc gia, và phương pháp điều trị kết hợp bamlanivimab và etesevimab đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Hoa Kỳ và Ý.

12. Viên uống Favipiravir

Favipiravir mã số nghiên cứu T-705, được phát triển bởi FUJIFILM Toyama Chemical Co., Ltd. (FFTC), là một loại thuốc kháng vi rút để điều trị bệnh cúm kháng thuốc ở Nhật Bản. Thuốc này đang được nghiên cứu để điều trị các bệnh truyền nhiễm vi-rút cùng loại khác, bao gồm vi rút Ebola (Ebola virus), vi rút Corona (SARS-COV-2), vi rút Lassa (Lassa virus), và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).

Tháng 6 năm 2020, Remdesivir và favipiravir đã được phê duyệt ở Ấn Độ để điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng.

Favipiravir thường dùng trong 5 ngày đối với người lớn. Vào ngày đầu tiên, sử dụng 1600 mg một lần, hai lần một ngày; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, 600 mg một lần, hai lần một ngày.

Hiện nay có gần 100 nhà máy dược phẩm trên khắp thế giới sản xuất phiên bản thông thường của Favipiravir.

Danh sách các loại thuốc điều trị miễn dịch

Khi bị nhiễm vi-rút Corona, khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công, gây viêm nhiễm, bệnh nhân khi bị viêm nhiễm cần sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch để chống lại tình trạng viêm.

1.Huyết tương của bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục

Thích hợp sử dụng cho những bệnh nhân tiến triển nhanh, bị nặng và nguy kịch

2.Tiêm tĩnh mạch Globulin miễn dịch người COVID-19(immunoglobulins)

Có thể sử dụng gấp cho những bệnh nhân bình thường và bệnh nhân nặng, những người mà bệnh tiến triển nhanh. Liều lượng sử dụng khuyến cáo là 20ml đối với loại thường và 40ml đối với loại nặng, truyền tĩnh mạch, tùy theo tình trạng cải thiện bệnh tình của bệnh nhân có thể cách một ngày tiêm một lần, tổng số lần truyền không quá 5 lần.

3.Thuốc bào chế sinh học Tocilizumab Injection Actemra (Tocilizumab)

Có thể dùng thử Tocilizumab cho bệnh nhân biến đổi bệnh lý lan rộng khắp hai bên phổi, bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng, và những bệnh nhân có nồng độ IL-6 tăng cao được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Cách dùng cụ thể: liều đầu tiên là 4 ~ 8mg / kg, liều khuyến cáo là 400mg, sử dụng nước muối sinh lý 0,9% pha loãng thành 100ml, thời gian truyền trên 1 tiếng; nếu liều đầu tiên không đem lại hiệu quả tốt, thì có thể thêm 14 mỗi lần sau khi dùng liều đầu tiên 12 giờ (liều vẫn như lần trước), tổng số liều sử dụng nhiều nhất là 2 lần và liệu lượng tối đa mỗi lần không vượt quá 800mg. Chú ý đến các phản ứng dị ứng, những người bị mắc bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm có tính hoạt động thì không nên sử dụng .

Ngày 17 tháng 10 năm 2020, Roche Pharmaceuticals Trung Quốc tuyên bố rằng Cục Quản lý và Giám sát Dược phẩm Quốc gia (NMPA) của Trung Quốc đã phê duyệt các chỉ định mới cho việc tiêm tocilizumab: người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên có hội chứng giải phóng cytokine (CRS) nghiêm trọng hoặc đe dọa tới tính mạng do tế bào T thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR) gây ra.

Ngày 25 tháng 6 năm 2021, Roche tuyên bố rằng FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng gấp (EUA) thuốc ức chế thụ thể IL-6 tiêm tĩnh mạch Actemra / RoActemra (tocilizumab) dùng để điều trị cho những bệnh nhân trưởng thành và trẻ em trên 2 tuổi phải nhập viện vì bị lây nhiễm vi-rút Corona (COVID-19). Những bệnh nhân này đang được điều trị bằng phương pháp corticosteroid toàn thân và cần được bổ sung oxy, thở máy không xâm lấn hoặc xâm lấn, hoặc tim phổi nhân tạo (ECMO).

4.Thuốc bào chế tiêm tĩnh mạch ALZUMAb(Itolizumab)

Itolizumab là kháng thể đơn dòng kháng CD6 IgG1 điều hòa miễn dịch đã được chấp thuận lưu hành tại Ấn Độ vào năm 2013. Đây cũng là kháng thể đơn dòng kháng CD6 đầu tiên trên thế giới.

Ngày 10 tháng 7 năm 2020, công ty dược phẩm sinh học Ấn Độ Bicon tuyên bố rằng Cơ quan Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã phê duyệt thuốc bào chế tiêm tĩnh mạch ALZUMAb (Itolizumab) 25mg / 5mL được sử dụng trong điều trị cho các bệnh nhân bị viêm phổi do vi-rút Corona (COVID-19) dẫn tới hội chứng suy hô hấp cấp tính từ trung bình đến nặng (ARDS), điều trị hội chứng giải phóng cytokine (CRS).

5.Viên uống Baricitinib

Baricitinib là một chất ức chế JAK và được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm nhiễm khác nhau.

Ngày 29 tháng 7 năm 2021, FDA Hoa Kỳ đã sửa đổi giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) của baricitinib, hiện tại cho phép nếu sử dụng riêng baricitinib để điều trị thì cần cung cấp ô-xy, sử dụng thở máy không xâm lấn hoặc xâm lấn hoặc Hút đờm dãi bằng ống soi phế quản khi cần thiết cho những bệnh nhân bị mắc COVID-19 trường thành và trẻ em trên 2 tuổi cần phải nhập viện.

  • Theo EUA sau khi sửa đổi, baricitinib không còn cần được sử dụng cùng với Veklury nữa.
  • FDA Hoa Kỳ chưa chính thức phê duyệt sử dụng Baritinib để điều trị bệnh viêm phổi do vi-rút Corona (COVID-19).

6.Viên uống Tofacitinib

Tofacitinib là một chất ức chế JAK và cho tới hiện tại chưa được phê duyệt hoặc cấp phép sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Ngày 30 tháng 7 năm 2021, kết quả của cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 STOP-COVID (NCT04469114) đánh giá viên uống chất ức chế JAK tofacitinib sử dụng trong điều trị bệnh nhân nhập viện bị viêm phổi vì mắc COVID-19 đã được công bố trên Tạp chí Y khoa Quốc tế "New England Journal of Medicine "(NEJM)).

Kết quả cho thấy so với giả dược, tofacitinib có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong hoặc suy hô hấp cho bệnh nhân phải nhập viện vì mắc COVID-19.

ĐIỀU TRỊ CHO NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN NGUY KỊCH, MỨC ĐỘ NẶNG, TIẾN TRIỂN NHANH

Nguyên tắc điều trị: tích cực phòng ngừa và điều trị các biến chứng, điều trị các bệnh nền, ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát, tiến hành hỗ trợ chức năng cho các cơ quan một cách kịp thời.

1.Liệu pháp glucocorticoid: methylprednisolone

Đối với những bệnh nhân bị suy giảm dần các chỉ số oxy hóa, kiểm tra hình ảnh X-quang tốc độ tiến triển nhanh và xuất hiện trạng thái kích hoạt quá mức phản ứng viêm của cơ thể, nên sử dụng glucocorticoid trong một thời gian ngắn (thường khuyến cáo từ 3 đến 5 ngày, không quá 10 ngày) và khuyến cáo liều lượng sử dụng tương đương với methylprednisolone 0,5-1mg / kg / ngày, cần lưu ý rằng sử dụng glucocorticoid quá liều có thể làm chậm quá trình loại bỏ virus do tác dụng ức chế miễn dịch.

2.Hỗ trợ hô hấp: cần có ô-xy và thiết bị hô hấp

  • Mặt nạ hoặc ống thông mũi thở ô-xy
  • Liệu pháp oxy qua mũi lưu lượng cao hoặc thông khí không xâm lấn
  • Thở máy xâm lấn
  • Quản lý đường thở: làm ẩm đường thở, hút đờm bằng ống soi phế quản khi cần thiết;
  • Tim phổi nhân tạo (ECMO)

Hầu hết các gia đình bình thường không có các thiết bị trên và điều kiện cứu hộ, vì vậy ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.


ỨNG PHÓ KHẤN CẤP: PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ

Nếu bạn cần sử dụng nội dung của phần này, tôi tin rằng bệnh nhân đang ở trong “sa mạc của tài nguyên nguồn y tế”, hãy tin rằng bản thân có thể sống sót vượt qua.

Điều trị sốt cao

Khi bệnh nhân bị sốt cao ( nhiệt độ trên 38 độ 5), thì xử lý tùy theo triệu chứng

1. Thạch cao (Gypsum)

Nếu có thạch cao, dùng nước đun 15 ~ 30g thạch cao, lọc bỏ thạch cao, sắc lấy nước uống một lần vào buổi sáng và tối (sau bữa ăn bốn mươi phút), uống ấm, 1 liệu trình trong 3 ngày. Nếu các triệu chứng không được cải thiện và không khỏi, tiếp tục uống đợt điều trị thứ hai.

Nếu bệnh nhân chỉ bị sốt nhẹ thì nên lượng sử dụng chỉ cần ít thôi, nếu sốt cao có thể tăng lượng sử dụng thạch cao.

2. Sài hồ (Radix Bupleuri)

Các thành phần trong một số loại cây có tác dụng thúc đẩy toát mồ hôi và hạ nhiệt độ cơ thể, chẳng hạn như: chắt nước sài hồ (Radix Bupleuri) để uống.

3. Giảm nhiệt độ vật lý

Nếu không có thuốc hạ sốt, sau khi dùng khăn nhúng vào nước nóng (nhiệt độ nước khoảng 40 °) lau nách, trán, lòng bàn chân, lòng bàn tay và các bộ phận khác sẽ có hiệu quả trong việc hạ nhiệt vật lý.

Ức chế vi-rút

Các thành phần trong một số loại cây có chức năng ức chế vi khuẩn và vi-rút, bạn có thể chắt nước của những cây thuốc sau đây uống để chống lại vi khuẩn và vi rút, chẳng hạn như:

  • Lá bản lam (Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze)
  • Rễ bản lam (Banlangen)
  • Lá rau diếp cá (Heartleaf Houttuynia Herb)
  • Lá cỏ lam (Polygonum tinctorium)
  • Lá tùng lam (Isatis indigotica Fortune)
  • Thân lá chàm đậu (Indigofera tinctoria Linn)

Ức chế miễn dịch

Các thành phần trong một số loại cây có chức năng ức chế vi khuẩn và vi-rút, bạn có thể chắt nước của những cây thuốc sau đây uống để chống lại vi khuẩn và vi rút, chẳng hạn như:

  • Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis Fisch)
  • Lá tía tô (Folium Perillae)
  • Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi)
  • Gừng (Zingiber officinale Rosc)
  • Hoa huệ tây (Belamcanda chinensis (L.)Redouté)

Giã nát những cây thuốc này, bỏ thêm nước ngâm khoảng 30 phút, lọc bỏ tạp chất và chắt lấy nước uống.

Thuốc long đờm (Expectorant)

Nếu bệnh nhân có đờm:

  • Ma hoàng (Ephedra sinica Stapf)
  • Thủy cúc(Aster tataricus L. f.)
  • Khoản đông (Tussilago farfara L.)

THIẾT BỊ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA Ô-XY

Lựa chọn tốt nhất là điều trị tại bệnh viện. Tiếp theo là mua máy tạo oxy gia đình. Cuối cùng là nước điện giải, tương đối nguy hiểm đối với những người không có kiến thức kỹ thuật. Thông thường, các gia đình rất khó để tự tạo đủ oxy và tiêu chuẩn nồng độ ô-xy y tế tối thiểu quốc tế là trên 82%.

Nếu bệnh nhân nguy kịch, nhất định phải tự tạo khí ô-xy. Vui lòng tuân thủ các điểm kỹ thuật sau:

  1. Sử dụng dòng điện một chiều để điện giải nước, tức là sử dụng năng lượng của pin để điện phân, sau khi nạp điện cho pin rồi tiến hành điện phân nước.
  2. Điện áp của dòng điện một chiều không cao hơn 30V, tương đối an toàn. Điện phân và dự trữ oxy trước.
  3. Chọn một tấm đồng cho điện cực, hãy nhớ rằng điện cực dương tạo ra oxy và điện cực âm tạo ra hydro. Sử dụng hai thùng để tiến hành điện phân nước, ở giữa được nối với nhau bằng một đường ống, thùng với điện cực âm tạo ra hydro được đặt ngoài trời. Hãy nhớ rằng lửa gặp hydro sẽ gây cháy và nổ, vì vậy xung quanh không được có nguồn lửa

Để được chỉ dẫn chi tiết hơn, bạn có thể tìm kiếm các hướng dẫn và video tự tạo oxy trên Internet.

Tạo ra ô-xy bằng cách điện phân nước(Electrolytic water oxygen production)


PHỤ LỤC

THAM KHẢO

  1. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc《新型冠状病毒肺炎诊疗方案(试行第八版)》
  2. Chuyên đề vi-rút Corona của tổ chức Y tế thế giới “Coronavirus disease (COVID-19) Pandemic

PHIÊN BẢN

Số phiên bản tài liệu bao gồm 5 phần:

  1. Phần 1 là tên của dự án
  2. Phần 2 là mô tả tài liệu
  3. Phần thứ ba là số phiên bản ngôn ngữ chính: mã số phiên bản tiếng Trung giản thể là "0"
  4. Phần 4 là mã số ngày tháng phiên bản 
  5. Phần 5 là mã số giai đoạn phiên bản

Chuyển động siêu liên kết:Nội dung tài liệu sẽ được cập nhật liên tục với tiến trình của cộng đồng y khoa.

Bày tỏ lòng biết ơn


Link

Poster

Top